• Thay đổi để phát triển!

    Quy định về giấy phép lưu hành sản phẩm trong thương mại


    Giấy phép lưu hành sản phẩm trong thương mại là tổng thể các giấy tờ, tài liệu và chứng nhận về thương hiệu, chất lượng...của hàng hóa, nhằm đáp ứng nhu cầu lưu hành hợp pháp trên thị trường. Do vậy, để tiến hành đăng ký giấy phép lưu hành sản phẩm cần thực hiện ở các cơ quan sau: Cục SHTT, Tổng cục TCĐLCL,...
    Đăng ký giấy phép lưu hành sản phẩm ở đâu?
    Đăng ký giấy phép lưu hành sản phẩm ở đâu?

    1. Lưu hành sản phẩm cần giấy phép đăng ký kinh doanh.

    Đây được coi là cơ sở đầu tiên để chứng minh về quyền của bạn trong việc kinh doanh hay sản xuất bất kỳ một ngành nghề/sản phẩm nào.
    Tùy thuộc vào quy mô sản xuất và ngành nghề kinh doanh, bạn có thể lựa chọn hình thức kinh doanh sao cho phù hợp: Công ty hoặc hộ kinh doanh; hợp tác xã … Tuy nhiên, dù lựa chọn loại hình kinh doanh nào thì bạn cũng phải nhớ đăng ký ngành nghề phù hợp và chính xác với ý định kinh doanh của mình. 

    2. Cần đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu trước khi lưu hành sản phẩm.

    Nếu đăng ký kinh doanh được coi là điều kiên tiên quyết thì đăng ký xác lập quyền sở hữu trí tuệ được cho là điều kiện cần thiết, nhằm tránh những rủi ro và thiệt hại trong quá trình lưu hành, cạnh tranh với đối thủ. Khi đã xác lập quyền sở hữu trí tuệ, đồng nghĩa với việc bạn có đầy đủ tư cách để cạnh tranh và xử lý vi phạm đối với những hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
    Quyền sở hữu đối với tài sản trí tuệ của mỗi đơn vị là hoàn toàn khác nhau. Tài sản trí tuệ có thể là nhãn hiệu/logo/ tên sản phẩm; kiểu dáng sản phẩm hoặc bí mật kinh doanh, sáng chế…. Tùy thuộc vào đối tượng của tài sản trí tuệ mà bạn có thể lựa chọn hình thức đăng ký và cơ quan đăng ký khác nhau.
    • Đăng ký nhãn hiệu
    • Đăng ký kiểu dáng công nghiệp
    • Đăng ký sáng chế
    • Đăng ký bản quyền logo, phần mềm….

    3. Đăng ký mã số mã vạch sản phẩm.

    Mã số mã vạch đóng vai trò không nhỏ trong quá trình hạn chế hàng giả hàng nhái và giúp bạn cung cấp, chứng minh với khách hàng, người tiêu dùng về nguồn gốc sản phẩm. Mặt khác, mã số mã vạch còn giúp cho quá trình quản lý, phân phối và bán hàng của bạn được thuận tiện và khoa học hơn.
    Hiện nay, có nhiều gói đăng ký mã số mã vạch với giới hạn về số lượng sản phẩm khác nhau, các doanh nghiệp có thể lựa chọn gói dưới 50, dưới 100, dưới 1000 sản phẩm… sao cho phù hợp với quy mô của đơn vị mình.

    4. Giấy tờ về chất lượng và quy chuẩn hàng hóa.

    Pháp luật hiện hành đã xây dựng một danh sách những sản phẩm cần tiến hành công bố hợp chuẩn hợp quy; công bố tiêu chuẩn chất lượng khác nhau. Tùy thuộc vào mỗi loại sản phẩm mà đơn vị kinh doanh/sản xuất phải thực hiện xin cấp phép đầy đủ các giấy tờ.
    Ví dụ: Mỹ phẩm cần tiến hành công bố tiêu chuẩn chất lượng mỹ phẩm; hộp đựng thực phẩm cần công bố hợp quy…
    Sản phẩm lưu hành trên thị trường là một sự đa dạng, phong phú. Mỗi sản phẩm lại đòi hỏi những điều kiện về giấy tờ và quy trình lưu hành/sản xuất hoàn toàn khác nhau. Trên đây chỉ là một số những giấy tờ cơ bản và cần thiết cho sản phẩm  trong quá trình sản xuất, lưu hành, các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.

    0 nhận xét:

    Đăng nhận xét

     

    Bài đăng nổi bật

    Lưu ý với marketing online

    Những cân nhắc này là một phần của các quyết định về chiến lược marketing trên Internet, mà giúp cho các chiến lược này phát triển phục vụ ...